Nên mua xe ô tô có cửa sổ trời hay không có cửa sổ trời?

Minh Lâm

Những dòng xe sang như Range Rover Evoque, Mercedes E300 AMG, Mercedes GLC300 … đã trang bị cửa sổ trời. Nhiều người vẫn băn khoăn liệu điều kiện tại Việt Nam có phù hợp để quyết định chọn mua chiếc xe có hay không có cửa sổ trời. 

nen-mua-xe-o-to-co-cua-so-troi-hay-khong-co-cua-so-troi-1666268797.jpeg
 

Cửa sổ trời trên xe ô tô là gì?

Khái niệm về cửa sổ trời bắt đầu từ những năm 1920-1930. Tại thời điểm đó, nó được mô tả là một mái che tạm thời, có thể di chuyển được trên nóc xe ô tô nhằm tạo ra nhiều trải nghiệm cho người dùng. 

Đến năm 1970, hãng xe Ford đã phổ biến một khái niệm cửa sổ trời mới và gọi nó là “moonroof”. Đây là loại cửa sổ trời làm bằng kính, có thể kéo trượt dưới mái. Nó được khai sinh với ý tưởng khá lãng mạn là “khi mở cửa ra bạn và mặt trăng nhìn thấy nhau, nhưng khi đóng cửa lại chỉ có bạn nhìn thấy mặt trăng”.

Cửa sổ trời là phần ô cửa trên nóc xe ô tô. Nó được thiết kế với phần cửa thường làm từ kim loại, vải chống nước hoặc bằng kính cường lực. Cửa sổ trời góc rộng, toàn cảnh được gọi là Panorama.

Thông thường, cửa sổ trời có khả năng đóng mở, giúp lưu thông khí, đón nắng gió hoặc trang trí, đem đến tầm nhìn rộng cho người ngồi trong xe và là một lối thoát hiểm khi cần.

Cửa sổ trời Panorama xuất hiện khá phổ biến trên nhiều xe tại Việt Nam như xe sang Range Rover Evoque, Mercedes E300 AMG, Mercedes GLC300… hay thậm chí là những xe phổ thông như Kia Sorento, Kia Sedona, Hyundai Santa Fe…

cua-so-troi-1666269102.jpeg
 

Nóc xe không có cửa sổ trời sẽ được làm bằng vật liệu một khối, nếu có thêm cửa sổ trời vào mái xe sẽ làm thay đổi kết cấu mái ở một mức độ nhất định, điều này có thể làm giảm đi độ cứng của mái và giảm độ an toàn. Ngày nay, nhà sản xuất đã cải tiến nhược điểm này rất nhiều, nên đây không phải là vấn đề đáng lo ngại.


Sở dĩ các mẫu xe ở phân khúc bình dân không có cửa sổ trời toàn cảnh là do giá bán của các mẫu xe này khá rẻ. Nếu chủ xe có nhu cầu lắp cửa sổ trời toàn cảnh sẽ tốn hơn nhiều so với chọn dòng xe bản tiêu chuẩn. Thông thường, chi phí của xe có cửa sổ trời panorama khá cao, nên chỉ xuất hiện trên các dòng xe giá trung, cao cấp. 

Những ưu điểm của xe có cửa sổ trời so với xe không có cửa sổ trời

Giảm nhiệt độ trong xe tốt hơn
Do hơi nóng thường bay lên cao, tích tụ ở phần trần xe nên khi mở cửa sổ trời, chiếc xe có thể thoát hơi nóng nhanh chóng và trở nên mát mẻ hơn. Vì vậy, xe có cửa sổ trời có khả năng hạ nhiệt ô tô nhanh chóng hơn.

Tạo sự thông thoáng và giảm mùi trên xe tốt hơn
Ô tô khi đậu lâu một chỗ và đóng kín cửa sẽ sản sinh nhiều hợp chất không tốt bên trong xe, tạo cảm giác. Cửa sổ trời có tác dụng thông khí nhanh và toàn diện khi mở ra.
Để không gian phía sau thoáng hơn, các nhà sản xuất sẽ trang bị thêm cho đuôi xe một cửa sổ trời toàn cảnh kích thước lớn vào xe, mùa hè nhiệt độ trong xe tăng rất nhanh, dù có bật điều hòa cũng không có cảm giác mát. 
Ngoài ra, xe có cửa sổ trời toàn cảnh sẽ tản nhiệt nhanh hơn vào mùa đông và nhiệt độ bên trong xe vào mùa đông thấp hơn xe không có cửa sổ trời toàn cảnh vài độ.

Đặc biệt là trong thời tiết tốt, không khí trong lành, việc mở cửa sổ trời cải thiện tâm trạng của người ngồi trong xe.
Trong trường hợp người ngồi trong xe muốn mở cửa sổ để đón gió và làm mát xe, nhưng nếu mở cửa bên hông sẽ rất ồn. Trong khi đó, mở cửa sổ trời sẽ đỡ ồn và bụi hơn mà vẫn thoáng mát.

Thêm lối thoát hiểm khi gặp sự cố 
Một điểm đáng lưu ý của cửa sổ trời là hỗ trợ cứu nạn tốt hơn khi có sự cố. Khi chiếc xe không may lao xuống sông hoặc gặp tai nạn, nếu các cửa bên bị kẹt không thể mở, thì cửa sổ trời sẽ là một lối thoát hiểm quan trọng.

cua-so-troi-thoat-hiem-1666269052.jpeg
 

Nhược điểm của cửa sổ trời cần lưu ý

Chi phí đắt đỏ hơn so với xe không có cửa sổ trời 

Cửa sổ trời là một tiêu chí đánh giá sự sang trọng, tiện nghi của một chiếc xe ô tô. Do đó, thiết kế này thường xuất hiện trên các mẫu xe sang hoặc phiên bản cao cấp của dòng. Giá bán của xe theo đó cũng tăng lên vì sự xuất hiện của cửa sổ trời. Giá bán của bản có cửa sổ trời thường cao hơn bản thường khoảng vài chục đến hàng trăm triệu đồng.

Dễ xuống cấp dột nếu không bảo quản tốt

Cửa sổ trời nếu không được vệ sinh, chăm sóc đúng cách thì rất nhanh xuống cấp.

Tại quốc gia có khí hậu nóng ẩm như Việt Nam, mùa hè nhiệt độ ngoài trời có thể lên 45 độ C, vỏ xe có thể lên tới 55 độ C thì các gioăng cao su bít kín cửa sổ sẽ dễ dàng bị lão hóa, rạn nứt. Vì vậy, nó gây ra các vết hở khiến nước mưa, khói bụi xâm nhập vào trong xe.
Với các ron của kính đã qua sửa chữa sẽ khó kín như lúc mới mua, gây trường hợp chảy nước vào khoang hành khách khi đi dưới trời mưa lớn.

Bất tiện trong điều kiện môi trường nắng nóng, bụi bẩn 
Lựa chọn cửa sổ trời khá phù hợp với các vùng khí hậu mát mẻ như Đà Lạt, châu Âu. Đối với các cùng khí hậu nắng nóng quanh năm ở nhiều nơi tại Việt Nam thì nó có thể gây bất tiện cho người sử dụng, không phát huy được tiện ích.

Tuy có khả năng hạ nhiệt nhanh cho xe nhưng nếu đỗ xe ngoài trời nắng nóng thì xe có tính năng cửa sổ trời panorama lại càng làm nhiệt độ trong xe tăng cao. 
Thiết kế cửa sổ trời là một tấm kính lớn, bên trong là tấm bạt mỏng làm từ vải, hoặc tốt hơn là một tấm chắn dày làm từ xốp bọc vải. Khả năng chắn nắng nóng của cửa sổ trời do vậy kém hơn so với nóc xe thông thường. Ở những mẫu xe sử dụng cửa sổ trời toàn cảnh, cái nóng còn tỏ ra dữ dội hơn. Do vậy, cabin xe sẽ dễ nóng nực hơn nhiều so với các xe có phần mui truyền thống.

Ở các khu vực đô thị đông đúc và ô nhiễm, cửa sổ trời thường hiếm khi được sử dụng do gió bụi có thể vào trong khoang lái.

Dễ phát sinh nguy hiểm do người dùng

Việc trang bị cửa sổ trời cũng có một số lưu ý về an toàn. Một số người có ý tưởng nhô đầu ra khỏi cửa sổ trời để đón gió. Tuy nhiên, việc này rất nguy hiểm. Trừ khi đi trên các đường rất vắng, chạy rất chậm và không bao giờ thắng gấp mới được phép đưa người lên trên cửa sổ trời. Việc thắng gấp sẽ tạo ra lực quán tính và làm người đang đứng ngã về trước.

Đặc biệt với trẻ nhỏ thì không bao giờ được đưa trẻ ra khỏi cửa sổ trời.

Tốn nhiên liệu hơn

Thông thường, xe hơi sẽ có tỉ số cản gió ở mức thấp nhất khi các cửa sổ đóng. Nếu mở cửa sổ trời tức là chúng ta đã tạo ra một khoảng trống trên trần và gió có thể lùa qua khe này gây ra lực cản vận tốc xe. Cân nặng của các xe có cửa sổ trời cũng thường lớn hơn do hệ thống khung sắt, kính và hệ thống điều khiển.

Tất cả những điều này dẫn đến chiếc xe có mức tiêu hao nhiên liệu cao hơn so với xe thường.
Giảm độ chắc chắn 
Một chiếc xe có cấu trúc nguyên khối sẽ tăng độ vững chắc, cúng cáp hơn là một chiếc xe có một khoảng trống trên nóc để làm cửa sổ trời.

Tăng phí bảo trì, bảo dưỡng 
Để cửa hoạt động trơn tru và không bị dột mưa, chủ xe cần bảo trì thường xuyên. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc họ phải chi thêm 1 khoản cho việc bảo dưỡng định kì cũng như thường xuyên kiểm tra, nhất là vào mùa mưa.

Lời kết
Qua sự so sánh chung ở trên, những chiếc xe có cửa sổ trời toàn cảnh vẫn là một thiết kế tương đối tiện lợi, nhiều lợi thế hơn so với xe không có, đó cũng là lý do khi các mẫu xe của các hãng xe sang đều có thêm cửa sổ trời toàn cảnh, đồng thời cũng ngầm thể hiện đẳng cấp của chủ nhân. Trên thực tế, nếu không cần các tiện tích trên, bạn có thể chọn chiếc xe phiên bản không cửa sổ trời cho mình.