Chuyện những đứa trẻ “sống như con nhà giàu”

Thuỳ Trang

Quan điểm sống khác lạ của một bộ phận người trẻ khiến nhiều người bất bình.

Cách đây không lâu, có một bức ảnh đã khiến nhiều người tức giận. Trên đường phố Giang Tô, một người mẹ đang lái một chiếc xe máy điện cùng cậu con trai 10 tuổi đang chầm chậm tiến về phía trước. Nhưng một lúc sau, chiếc xe chạy ắc quy hết điện. Vì vậy, người mẹ đã xuống xe và cố gắng hết sức để đẩy chiếc xe, nhưng bà đã suýt ngã vài lần. Trong khi đó, cậu bé ngồi ghế sau bất động và tập trung chơi game. Cậu không thấy mẹ đang chật vật với chiếc xe, không nghĩ tới việc nhanh chóng nhảy xuống mà chỉ ngồi yên và tạo thêm gánh nặng cho mẹ.

Chuyện những đứa trẻ “sống như con nhà giàu” - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

Ở dưới bình luận, nhiều cư dân mạng không giấu nổi sự tức giận. Có người cho rằng người con trai này quá vô lương tâm. Có người nói, bà mẹ yêu cầu con trai xuống xe khó thế sao, chiều chuộng vậy sau này chỉ hại đứa trẻ. Cha mẹ không muốn con mình phải chịu thiệt thòi một chút nào, nghĩ rằng con cái có thể hiểu được ý định và tầm quan trọng của việc học, nhưng kết quả là con cái không biết trân trọng và coi đó là điều đương nhiên.

Cách đây một thời gian, một cô gái 23 tuổi đã mắng cha mình, vì không để bữa trưa cho cô, trên mạng xã hội. "Đã 12h50 nhưng tôi chưa được ăn. Tất cả đều tại bố không phần đồ ăn riêng cho tôi." Đứa con gái này đã lớn, vốn có thể tự nuôi sống bản thân chứ đừng nói đến việc không nấu nổi một món ăn mà cứ thế trút giận lên người cha già của mình. Ngay cả khi người cha van xin, nếu con gái tung video lên mạng sẽ ảnh hưởng đến công việc, con gái cũng không quan tâm. Cư dân mạng lập tức tìm hiểu về nhân vật chính của video, mới biết cô chính là đứa con gái không đồng ý với khoản tiền sinh hoạt 10.000 nhân dân tệ do cha mình đưa ra và bạo hành ông một cách điên cuồng.

Theo quan điểm của con gái, người cha nên tiết kiệm và đưa hết tiền cho cô ấy. Ông cũng nên quan tâm đến sở thích của cô và chuẩn bị những món ăn ngon cho cô ấy bất cứ lúc nào. Tìm hiểu những lý do đằng sau đó, họ nhận thấy sự kiêu căng, ngạo mạn của cô con gái không thể tách rời với sự chiều chuộng, nhường nhịn của người cha. Ông sẽ chiều theo yêu cầu của con gái, dù lương không cao nhưng sẽ đưa hết cho con và ăn cháo trắng với dưa góp, quẩy khô; ông sẽ nhỏ giọng cầu xin con gái mình, và ngay cả khi hành vi của con gái là thái quá và gây tổn thương, ông vẫn sẽ không sẵn sàng khiển trách cô ấy.

Chuyện những đứa trẻ “sống như con nhà giàu” - Ảnh 2.

Ảnh minh hoạ

Ở Trung Quốc hiện nay, có một hiện tượng đặc biệt đáng sợ, đó là "sống như con nhà giàu". Ngay cả khi cha mẹ có hoàn cảnh gia đình trung bình và đã trải qua những khó khăn, vất vả thì thứ họ nên làm là mua cho con những món đồ đắt tiền nhất, để con được hưởng cuộc sống tốt nhất. Tôi từng thấy một đứa trẻ có cha mẹ là nông dân chân chất, quanh năm làm ruộng, sống đạm bạc, không ngại mặc quần áo cũ mèm ra đường. Tuy nhiên, chỉ cần con trai thích đôi giày hợp thời trang nào hay muốn mua điện thoại di động mới, hai người sẽ đồng ý ngay lập tức, dù có bóp chiếc bụng đói cũng không ngần ngại. Còn việc nhà, giặt giũ, nấu nướng,… họ không bao giờ để con trai đụng vào người. Câu thần chú của họ là: "Con có trách nhiệm học tập tốt, còn lại cứ để bố mẹ lo." Cậu con trai cảm thấy nguyện vọng của mình quá dễ dàng đạt được nên cũng không thèm học hành mà cứ chăm chú vào việc chơi như thế nào cho bằng bạn bằng bè.

Dou Guimei, hiệu trưởng trường tiểu học trực thuộc Đại học Thanh Hoa, cho biết: "Sự phát triển của một đứa trẻ cần có đường, canxi và muối. Không thể thiếu ba thứ này trong giáo dục. Trong giáo dục gia đình, chúng ta cho rất nhiều "đường", và khi thích hợp, chúng ta phải tàn nhẫn và thêm một ít "canxi" và "muối" cho con cái. Nếu bạn muốn con mình trở nên độc lập, biết ơn và cảm hóa thì cách tốt nhất là nhẫn tâm, để trẻ trải qua những thăng trầm, hiểu cuộc sống và học cách cứng rắn và biết ơn."

Hãy để trẻ nhìn thấy sự khó khăn của thế giới người lớn. Tôi xem một đoạn video, lúc 2 giờ sáng, cậu bé vẫn thức khuya để chơi game. Người cha không nói gì và dắt cậu bé đi dạo trên phố. Hóa ra cửa hàng buổi sáng đã lên đèn, chợ sáng đã nhộn nhịp hẳn lên, những người bán rau cũng bắt đầu làm việc. Cậu bé nhìn thấy công việc khó khăn và tàn nhẫn của thế giới người lớn và vô cùng cảm động, sau khi trở về nhà, cậu bé thường xuyên làm việc và học tập chăm chỉ. Từ lúc này, những đứa trẻ cũng dần hình thành tư duy người lớn kiếm tiền rất khó, và không có lý do gì có thể ủng hộ cho việc lãng phí tiền bạc, dù hoàn cảnh gia đình có dư dả đi chăng nữa.

Đôi khi, dù có nói thật bao nhiêu đi chăng nữa, thì tốt hơn hết hãy để bọn trẻ tự mình cảm nhận điều đó, thấy được sự khó khăn khi làm việc, sự vất vả khi làm thêm giờ và sự bối rối khi phải tiêu một vài đồng lẻ vì những thứ nhỏ nhặt trong cuộc sống.

Nguồn: Theo Sina

Theo Phụ nữ Việt Nam