Chứa được hơn 20 tỷ m3 nước, nhà máy thủy điện Bạch Hạc Than 34 tỷ USD được xây dựng với công nghệ đặc biệt mà 'không một vết nứt'.
Mục lục
Chứa được hơn 20 tỷ m3 nước, nhà máy thủy điện Bạch Hạc Than 34 tỷ USD được xây dựng với công nghệ đặc biệt mà 'không 1 vết nứt'.
Nhà máy thủy điện Bạch Hạc Than nằm trên sông Kim Sa, nhánh thượng nguồn của sông Trường Giang, giữa hai tỉnh Vân Nam và Tứ Xuyên (Trung Quốc).
Bạch Hạc Than có tổng chi phí xây dựng lên tới 220 tỷ NDT (khoảng hơn 34 tỷ USD). Nhà máy thủy điện này được khởi công xây dựng vào năm 2017, đóng vai trò cung cấp năng lượng ở phía Tây đến các khu vực tiêu thụ nhiều năng lượng ở phía Đông Trung Quốc. Công trình này đi vào vận hành được coi là đánh dấu một bước tiến lớn trong việc sử dụng năng lượng sạch của Trung Quốc.
Theo Tập đoàn Tam Hiệp Trung Quốc, đơn vị xây dựng nhà máy thủy điện, sau khi tất cả các tổ máy đi vào hoạt động vào tháng 7 năm 2022, Bạch Hạc Than sẽ tạo ra trung bình hơn 62,4 tỷ kWh điện mỗi năm.
Ông Lei Mingshan, Chủ tịch của Tập đoàn Tam Điệp Trung Quốc, cho biết: "Tất cả các công nghệ cốt lõi của nhà máy thủy điện Bạch Hạc Than đều được phát triển độc lập. Việc vận hành các tổ máy phát điện đầu tiên đánh dấu bước đột phá trong việc xây dựng các dự án thủy điện quy mô lớn của Trung Quốc".
Toàn cảnh công trình Bạch Hạc Than. Ảnh: Xinhua
Ảnh chụp trên cao về một góc của đập thủy điện Bạch Hạc Than. Trong tháng 9 vừa qua, tổ máy phát điện cuối cùng nằm ở bờ trái của đập Bạch Hạc Than đã chính thức đi vào hoạt động thương mại. Ảnh: Xinhua
Nhà máy Bạch Hạc Than có tổng dung tích hồ chứa là 20,627 tỷ m3, chiếm tới 91% lưu vực sống Kim Sa. Đây cũng được được coi là một phần quan trọng trong hệ thống kiểm soát lũ sông Trường Giang. Ảnh: Xinhua
Ảnh: Global Times
Đập thủy điện Bạch Hạc Than xả nước vào tháng 7/2022. Công trình này có chiều cao tối đa là 289 m và chiều dài tới 709 m. Ảnh: Xinhua
Hà nội 'Xanh' vươn tới các công trình Nhà sáng tạo đại tài V BTS tự hào trước công trình vĩ đại của mình Đột phá kiến trúc cho công trình trường học khu vực nội đô
Các công nhân thi công tại nhà máy Bạch Hạc Than vào tháng 5/2019. Ảnh: Reuters
Cận cảnh công trường xây dựng Bạch Hạc Than. Đây là đập bê tông đúc đầu tiên trên thế giới với hơn 8 triệu m3 bê tông. Nhờ sử dụng loại vật liệu đặc biệt nên nhà máy này không có vết nứt. Ảnh: Xinhua
Các công nhân tiến hành lắp ráp các tổ máy tại nhà máy Bạch Hạc Than, tháng 4/2021. Dự kiến, tất cả các tổ máy còn lại sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm 2022. Các chuyên gia cho biết, nhà máy Bạch Hạc Than khi vận hành hoàn toàn sẽ là nhà máy thủy điện lớn thứ hai trên thế giới về tổng công suất lắp đặt là 16 triệu kilowatt, chỉ sau Đập Tam Hiệp. Ảnh: Xinhua
Một nhân viên theo dõi hoạt động của tổ máy số 1 ở nhà máy thủy điện Bạch Hạc Than vào cuối tháng 6/2021. Ảnh: Xinhua
Cận cảnh tổ máy phát điện của nhà máy Bạch Hạc Than. Nhà máy này được trang bị 16 tổ máy phát điện. Trong đó, mỗi tổ máy có công suất lên tới 1 triệu kilowatt. Theo các chuyên gia, đây cũng chính là loại tổ máy thủy điện có công suất lớn nhất thế giới. Ảnh: Xinhua
Các chuyên gia, kỹ sư ở Trung Quốc đã thiết kế vật liệu này nhằm ngăn chặn các vết nứt dù là nhỏ nhất có thể xảy ra do thay đổi nhiệt độ. Theo các kỹ sư, độ chính xác cao khi xây dựng Bạch Hạc Than là cần thiết để đảm bảo rằng đập thủy điện này có thể chịu được áp suất nước lên tới 16,5 triệu tấn.
Khi đi vào hoạt động hoàn chỉnh, nhà máy Bạch Hạc Than sẽ giúp Trung Quốc giảm lượng tiêu thụ than khoảng 19,68 triệu tấn than và giảm phát thải 51,6 triệu tấn khí CO2, 170.000 tấn SO2, 150.000 tấn khí oxit nitơ.
Nhà máy thủy điện Bạch Hạc Than là công trình khiến nhiều người thán phục vì tốc độ xây dựng nhanh chóng. Cụ thể, với sự hỗ trợ của công nghệ trí tuệ nhân tạo, các chuyên gia cùng đơn vị thi công chỉ mất 4 năm để xây dựng Bạch Hạc Than.
(Nguồn: Xinhua, Baidu, Nsenergybusiness)
Theo TTVH
Link bài gốc https://thethaovanhoa.vn/van-hoa-xa-hoi-247/kham-pha-cong-trinh-thuy-dien-34-ty-usd-khong-mot-vet-nut-n20221015110043292.htm
Cristiano Ronaldo, siêu sao bóng đá với cuộc sống tưởng chừng chỉ toàn vinh quang và những mối tình "trong mơ" với các bóng hồng nổi tiếng. Nhưng định mệnh đã đưa anh đến với Georgina Rodriguez, một nhân viên bán hàng bình dị. Chính sự chân thật, không chút giả tạo của Georgina đã chạm đến trái tim Ronaldo, mang đến cho anh một tình yêu giản đơn nhưng sâu sắc, vượt xa mọi hào nhoáng của danh vọng.
Trong bối cảnh thị trường chứng khoán Mỹ lao dốc, Warren Buffett đã có động thái bất ngờ: Berkshire Hathaway mạnh tay tăng tỷ lệ sở hữu tại 5 tập đoàn thương mại lớn của Nhật Bản (Itochu, Marubeni, Mitsubishi, Mitsui, Sumitomo).
Khi sự xa xỉ thông thường như du thuyền hay chuyên cơ trở nên quen thuộc, giới siêu giàu tìm kiếm một biểu tượng đẳng cấp kín đáo và độc quyền hơn: Private Club. Đây không chỉ là nơi tụ tập mà là "thánh địa" riêng của những người thành công nhất, khao khát một cộng đồng xứng tầm.
Giữa cơn lốc kinh tế bất ổn, ngay cả những vị thuyền trưởng hưởng lương bạc triệu đô la Mỹ cũng đồng loạt "buông lái". Thay vì bám trụ chiếc ghế quyền lực, họ chọn cách rời bỏ áp lực công việc đến nghẹt thở.
Công ty đóng tàu Uniworld của Mỹ vừa giới thiệu du thuyền mới S.S Maria Theresa. Nội thất và cách bài trí tuyệt đẹp bên trong S.S Maria Theresa khiến nó giống một cung điện hoa mỹ. Đây được cho là du thuyền trên sông sang trọng bậc nhất thế giới.
Áo polo là món đồ thời trang kinh điển, nổi bật bởi sự thoải mái và phong cách không lỗi thời. Bắt đầu từ sân tennis những năm 1920, chiếc áo này đã dần trở thành lựa chọn yêu thích trong tủ đồ của giới mộ điệu hiện đại, nhờ vào sự giao thoa hài hòa giữa yếu tố thể thao, tính thẩm mỹ và nét tinh tế.
Từ một kỹ sư xây dựng, Bernard Arnault đã vươn lên trở thành biểu tượng quyền lực trong ngành thời trang xa xỉ toàn cầu, khi xây dựng nên đế chế LVMH và tiếp tục dẫn dắt nó vượt qua những biến động kinh tế dù đã ở tuổi xế chiều.
Không chỉ là "cậu ấm" của nữ tỷ phú hàng không Nguyễn Thị Phương Thảo, Tommy Nguyễn đang dần khẳng định bản lĩnh của một doanh nhân trẻ đầy tiềm năng. Gần đây, sự xuất hiện ngày càng thường xuyên của anh bên cạnh mẹ trong các sự kiện kinh doanh đã thu hút sự chú ý đặc biệt của cộng đồng mạng, hé lộ về một thế hệ lãnh đạo F1 đầy triển vọng.
Giữa tuần lễ thời trang Paris hoa lệ, tập đoàn xa xỉ LVMH bất ngờ tung ra nước cờ chiến lược, điều chuyển Frédéric Arnault từ "vương quốc" đồng hồ TAG Heuer sang "lãnh địa" thời trang Loro Piana. Động thái này không chỉ là một thử thách khắc nghiệt dành cho chàng hoàng tử mắt xanh, mà còn khơi dậy những đồn đoán về cuộc đua ngầm đến chiếc ngai vàng đế chế hàng hiệu lớn nhất thế giới.